Gợi ý những cây trong nhà vừa đẹp lại loại bỏ khí độc khỏi nhà bạn hình 5

Gợi ý những cây trong nhà vừa đẹp lại loại bỏ khí độc khỏi nhà bạn

Những cây trong nhà không những đẹp, phong thủy mà chúng còn loại bỏ khí độc khỏi không gian phòng. Hãy cùng Sân vườn cảnh quan tìm hiểu những cây này nhé.

Không những đẹp, phong thủy những cây trong nhà này còn loại bỏ khí độc giúp tinh thần bạn phấn chấn hơn.

1. Cây lưỡi hổ

cay-trong-nha-1 Gợi ý những cây trong nhà vừa đẹp lại loại bỏ khí độc khỏi nhà bạn

Cây lưỡi hổ là một trong những cây trong nhà được nhiều người trồng vì lợi ích của chúng

  • Tên thường gọi là cây lưỡi hổ
  • Tên khác là cây lưỡi cọp, cây hổ vĩ mép lá vàng
  • Tên khoa học  của cây: Sansevieria trifasciata.

Đặc điểm cây cây lưỡi hổ: Cây này có chiều cao vô cùng khiêm tốn với những chiếc lá vươn cao thẳng đứng đến khoảng 60cm, không tốn nhiều diện tích không gian mà lại có khả năng xanh tươi quanh năm, không cần nhiều công chăm sóc.

Ý nghĩa của cây lưỡi hổ: Cây tượng trưng cho sức mạnh loài hổ nên có khả năng xua đuổi ma quý, chống tà ma. Bên cạnh đó, dáng vẻ dũng mãnh của loài cây này cũng khiến cho gia chủ thêm cứng cáp và mạnh mẽ

Tác dụng của cây lưỡi hổ:Cây hổ vĩ mép lá vàng có tác dụng lọc sạch không khí, hấp thụ 107 loại khí độc và đem lại không gian trong sạch: có thể hút được formaldehyde 0,938 gram/h. Đặc biệt, nó có thể hấp thu cả các độc tố gây ung thư như formaldehyde và nitrogen oxide.

Vị trí của cây:

Hướng dẫn mua cây cây lưỡi hổ: Khi mua cây lưỡi hổ bạn chú ý nên chọn cây có lá xanh tốt, không bị đốm nâu, đen mềm nhũn.

Hướng dẫn trồng cây lưỡi hổ: Để trồng cây, bạn có thể tách sẵn một bụi cây già sang một chậu sứ hoặc giâm lá cây vào đất chuẩn bị sẵn vào mùa xuân đến cuối mùa hè.

Hướng dẫn chăm sóc cây lưỡi hổ

cay-trong-nha-1 Gợi ý những cây trong nhà vừa đẹp lại loại bỏ khí độc khỏi nhà bạn

Những chú ý khi chăm sóc cây lưỡi hổ

  • Ánh sáng: Cây chịu được ánh nắng trực tiếp nhưng không gian hợp nhất để đặt trong nhà, phòng, có bóng râm.
  • Nước tưới: Cây chịu được độ ẩm trung bình, nếu cao quá cây sẽ bị thối rễ. Chính vì thế, bạn cần hạn chế tưới nước cây. Vào mùa hè, bạn có thể tưới 1 lần/tuần. Vào mùa đông, bạn tưới 1 tháng/lần.
  • Nhiệt độ: Cây trong nhà phát triển tốt ở nhiệt độ từ 18 – 30 độ C. Cây sẽ chết nếu nhiệt độ dưới 10 độ C nên cây không phù hợp trồng ngoài trời ở mùa đông miền Bắc.
  • Đất: Bạn cần chuẩn bị đất tốt hoặc đất cát được trộn sẵn cùng phân bón, mùn, có độ kiềm cao.
  • Phân bón: Để cây phát triển nhanh, tốt hơn, bạn cần đáp ứng nhu cầu phân bón trung bình, khoảng 3 tháng bón phân/lần. Vào mùa đông, bạn nên hạn chế bón phân vì lúc đó cây hấp thụ rất kém.

Cây cây lưỡi hổ hợp mệnh nào, tuổi nào: Cây hợp với người mệnh Thổ, cây cho người mệnh Thổ này giúp chủ nhân của chúng nhận được nhiều may mắn. Với tuổi thì cây dành cho người tuổi Ngọ sẽ phát huy được, vận thế tốt, sự nghiệp thành công, nhiều việc thuận lợi, người làm ăn kinh doanh cũng thuận lợi hơn, mở ra thị trường mới.

2. Cây trầu bà

cay-trong-nha-1 Gợi ý những cây trong nhà vừa đẹp lại loại bỏ khí độc khỏi nhà bạn

Ngoài cây lưỡi hổ thì người chọn cây trong nhà là cây trầu bà cho hợp phong thủy bản thân

  • Tên thường gọi:Cây trầu bà hay
  • Tên khác là: Thạch cảm tử
  • Tên khoa học là: Pachia Aquatica.

Đặc điểm cây trầu bà: Cây trầu bà có đặc điểm là cây thân thảo dạng leo, lá đơn, gốc lá hình tim, thuôn dài ở đỉnh, có loại xanh toàn phần, có loại có những đốm vàng trên lá, vàng nằm rải rác trên phiến lá, cụm hoa dạng mo, cuống ngắn, bò dài hoặc buông thõng xuống trên các chậu treo.

Ý nghĩa cây trầu bà: Cây trầu bà biểu tượng cho sự thịnh vượng, tài lộc, giúp gia chủ xua đuổi vận xui, tai ương. Do vậy, chúng được mệnh danh là “cây tiền tài”. Ngoài tác dụng phong thủy cây còn tác dụng cây có khả năng hút các loại chất độc, khí độc thải ra từ khói thuốc, xăng xe, bức xạ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, các khí benzen. Cây trầu bà ở vị trí bàn làm việc, ban công.

Tác dụng cây trầu bà: Cây có khả năng hút các loại chất độc, khí độc thải ra từ khói thuốc, xăng xe, bức xạ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, các khí benzen.

Hướng dẫn cách chọn mua cây trầu bà: 

Nếu bạn chưa biết mua cây trầu bà ở đâu? Hãy đến với sanvuoncanhquan.com của chúng tôi. Chúng tôi cam kết là địa chỉ bán cây trầu bà tại hà nội có giá rẻ và đẹp nhất.

Bạn có thể tham khảo các cây tiểu cảnh khác tại đây.

Gọi điện trực tiếp để có giá tốt nhất : 0915.885.558 hoặc 0966.623.933

Cách trồng cây trầu bà: 

cay-trong-nha-1 Gợi ý những cây trong nhà vừa đẹp lại loại bỏ khí độc khỏi nhà bạn

Hướng dẫn trồng cây trầu bà

  • Bước 1: Chọn cây có nhánh to khỏe, mập mạp, rồi cắt dây  có từ 4-5 lá để ươm. Không cắt quá dài như vậy thời gian đứng lá lâu, tỉ lệ sống của cây sẽ thấp.
  • Bước 2: Chọn chậu ươm có miệng cứng và đứng, để cố định cây ươm thành vòng tròn, sau này khi trồng sang chậu cảnh cây sẽ có lá đứng đẹp và dễ trồng.
  • Bước 3: Lấy trấu sống và tro trấu để làm giá thể ươm cây. Sau đó cho giá thể  vào chậu ươm và tiến hành quấn và trồng dây trầu bà vào chậu ươm theo vòng tròn, rồi phủ đầy giá thể lên kín dây trầu bà và nén chặt vừa phải tránh làm gãy rễ non.

Cách chăm sóc cây trầu bà:

  • Ánh sáng: Thuộc loại cây trong nhà ưa bóng râm, thích ánh nắng nhẹ buổi sáng và buổi chiều muộn, hoặc chỉ cần ánh sáng điện huỳnh quang là cây có thể phát triển tốt, nếu bạn để ngoài trời nên dùng lưới che đi 70% ánh nắng, không lá cây sẽ bị cháy nắng.
  • Nhiệt độ: Nên trồng cây ở nhiệt độ thấp vừa phải khoảng 20-25 độ.
  • Nước tưới: Nếu cây để ngoài trời có thể một ngày tưới nước 1 lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, còn để trong nhà 1 tuần tưới 2 lần mỗi lần đủ ẩm đất là được.

Gọi hotline để được hỗ trợ về kĩ thuật chăm sóc cây  0918.396.699 hoặc 0981.525.055.

Cây trầu bà hợp mệnh gì tuổi gìCây trầu bà hợp với người mệnh Mộc, còn về tuổi cây hợp người tuổi ngọ. 

 

 

 

Personal recomendation of General Medical Association

Signature
Recomendation
Send message via your Messenger App